Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

DỰ ĐỊNH TĂNG THU NGÂN SÁCH CỦA NHNN BỊ PHÁ SẢN

http://nld.com.vn/20130329095952309p0c1014/ngan-hang-nha-nuoc-dong-nham-vai.htm
Các bác điểm tin ở trên. Phải nói NLD cũng rất rát khi đưa cả nhận xét của TS Vũ Đình Ánh và nhận xét của bổn báo dưới dạng các chuyên gia dấu tên.

 Sau vụ đấu giá vàng thất bại với 24.000 lượng vàng không có người mua trong khi giá vẫn cao hơn giá vàng Thế Giới đến 160 đô la Mỹ/Lượng thì ông Thống đốc đăng đàn tuyên bố "Mức giá sàn đấu thầu vàng miếng là phù hợp"!
Ngân hàng NN đã 'đẻ' ra những chính sách  núp dưới ngôn từ hoa mỹ "Xây dựng thương hiệu vàng Quốc gia", "Bình ổn vàng"... nhưng có ngờ đâu "Người tính không bằng Trời tính", cũng chỉ tại cái giá vàng trong nước chẳng thèm nghe theo lời nên phi mã chóng mặt.
NHNN đã tiếp tục dấn thân đẩy đất nước vào trò chơi "Đấu thầu vàng". 
Kế hoạch đấu thầu vàng này đã dự kiến kiếm khỏang 3.5 triệu đô la chênh lệch giá giữa vàng trong nước và giá vàng thế giới để từ đó NHNN có cái báo cáo "NHNN đã mang lại nguồn thu lớn cho Ngân sách"! Khen cho NHNN có ý tốt là cố gắng tạo nguồn thu cho ngân sách. Có lẽ để cạnh tranh với Tổng cục Thuế chăng?
Không thể điều chỉnh thị trường vàng của thế kỷ 21 bằng cái đuôi đình hướng Xã hội chủ nghĩa được. Đây là can thiệt duy ý chí và bằng các biện pháp hành chính.

Cơ hội của chúng ta: NHNN sẽ tổ chức đấu giá tiếp, cố gắng ép lập bằng bằng giá mới. Khi NHNN thông báo đấu giá thành công thì các bác nhớ bán ngay vàng thu tiền VNĐ về nhé. Vậy thu tiền VNĐ về để làm gì, chẳng nhẽ để mốc trong két. Các bác đứng lo, sẽ dùng số tiền VNĐ đó để mua lại chính số vàng các bác vừa bán theo kiểu "lựa theo con nước" nhưng với số lượng nhiều hơn số các bác đã bán. Nhiều hơn tối thiểu 12%. Thế này là các bác lời to trong lúc nền kinh tế yếu kém như hiện nay. Lúc đấy các bác nhớ trả commision cho KOCC financial nhé.

HAI ĐIỀU LẠ, MỘT ĐIỂM CHUNG QUEN


Hai điều lạ đã diễn ra trong chỉ 7 ngày. Đầu tiên, giá xăng bất ngờ “đánh úp” người dân khi tăng 1.430 đồng/lít. Nói đánh úp là bởi giá xăng thế giới thì đang giảm. Điều hành xăng dầu kiểu này đúng là lạ. 

Thế giới tăng, ta tăng. Thế giới giảm, ta vẫn tăng. Thế giới đứng im, ta… điều chỉnh.Ngày 28.3, “ta” vẫn tăng. Nhưng đáng để nói nhất phải là nguyên nhân tăng giá xăng là tại buôn lậu. Đại khái, theo Bộ Tài chính hiện giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000- 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra phức tạp. Ta “điều chỉnh” vừa để chống buôn lậu, vừa để ngân sách khỏi bù lỗ. Xem ra, với cách giải thích này, chính nhân dân là người phải chịu trách nhiệm vì tình trạng buôn lậu xăng dầu.

VietNamNet hôm qua giật tít “Cả tạ rau không mua nổi cân thịt”. Những người trồng rau chẳng hạn, đương nhiên sẽ phải đổ mồ hôi nhiều hơn, sẽ phải thọc sâu hơn vào túi khi tần ngần đứng trước hai chữ “điều chỉnh” ngoài cây xăng. Có lẽ, cứ điều hành kiểu “ta” thế này rồi sẽ đến lúc “cả tạ rau không mua nổi lít xăng”. Bởi rau, có lẽ là không thể độc quyền được.

Trong khi đó, thị trường vàng “giựt kinh phong” sau phiên đấu giá ế 24.000 lượng vàng của Ngân hàng Nhà nước. Điều lạ là hơn 2.000 lượng vàng với giá trên trời vẫn có người mua. Mới biết để ai đó khoe khoang rằng “vẫn có mua”, không ít người phải bấm bụng. Điều lạ là lời giải thích chính thức của đại diện Ngân hàng Nhà nước sau đó rằng, họ chỉ “quan tâm đến việc bình ổn thị trường vàng” mà không quan tâm đến “bình ổn giá”.

Lời giải thích này nó cưỡng từ đoạt lý đến nỗi ngay cả các chuyên gia tài chính cũng không thể đưa ra một ví dụ tiền lệ về một thứ hàng hóa mà lại không liên quan đến giá. Cưỡng từ đoạt lý còn là bởi thứ mà người dân quan tâm nhất thì lại chỉ là giá? Có tình hình thị trường nào không bắt đầu và đương nhiên phải bắt đầu từ giá. Có loại bình ổn nào tách rời được yếu tố giá?

2 mặt hàng, 2 hành vi quản lý, 2 mức giá vô lý. Nhưng, lại có một điểm chung.

Khi Ngân hàng Nhà nước vừa tay trái ký các quyết định làm chính sách, độc quyền vàng SJC chẳng hạn, và tay phải thì gõ búa trong một phiên đấu giá vàng. Thì câu chuyện giá vàng trong nước gần với giá vàng thế giới vẫn còn xa lắm.

Còn xăng. Nói đi nói lại mãi vẫn chỉ là câu chuyện độc quyền mà việc “điều chỉnh”, thấy rõ địa chỉ lợi ích dứt khoát không phải là người dân.

Nhận định này của Bác Đào Tuấn.
P/S: Nhận định này của KOCC financial: 
Chừng nào chưa thể bù lỗ cho khoản bán khống vàng của một số "dại gia" thì chừng đó vàng vẫn là thứ để bàn, và là thứ để chính sách có cái mà ban hành, điều chỉnh. Chẳng nhẽ lại đi điều chính giá rau?. Các lý thuyết kinh tế của các kinh tế gia trên thế giới khi đề cập đến chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ người ta không tách vàng ra thành một chính sách riêng song song với chính sách tiền tệ như Việt Nam.

LIỆU "BÓNG MA" BAO CẤP CÓ TRỞ LẠI??

Nguồn: Đà Nẵng: Hụt ngân sách, hết tiền trả lương | Kinh Doanh | Dân Trí


Sáng 14/11, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Dương Thành Thị xác nhận thông tin khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức hành chính của quận Liên Chiểu đến thời điểm này chưa được nhận lương tháng 11.

Tính rẻ 1 công chức lương 2 triệu đồng/tháng, nhân lên cho 8 triệu người, thì mỗi tháng ngân sách Việt Nam phải chạy cho ra 16 ngàn tỉ đồng.

Chưa kể biết bao nhiêu chi phí cho quan chức “đi công tác” nước ngoài, đi họp trong nước, hội họp hàng tuần, trà nước, điện, giấy tờ, mực in, xăng dầu, v.v… tính rẻ cũng chục ngàn tỉ đồng/tháng, cho khắp nước.

Trong khi đó, thu vô cái gì?

Dần dà, chuyện “nợ lương” sẽ là chuyện thường ngày, cho đến khi nợ cả chục tháng, khi đó công chức MUỐN, ĐÒI HỎI, XIN, được cho BAO CẤP, để mua hàng giá chính thức, còn không kịp!

Nhiều người cho rằng “Nền kinh tế Việt Nam không dám trở lại thời bao cấp”.

Nhưng các bạn đó quên rằng, Việt Nam sẽ KHÔNG ÉP BUỘC AI phải mua hàng bao cấp cả, ví dụ có sổ gạo, nhu yếu phẩm, tháng nào ai không xài có thể bán phần đó lại cho người khác.

Hàng bao cấp là do người tiêu dùng đòi hỏi, chứ Việt Nam chưa từng bao giờ thích bao cấp.

Và người ta sẽ đòi hỏi bao cấp khi người ta nghèo quá, khi đó người ta mong muốn ĐƯỢC bao cấp, thì ai mà than phiền làm gì.

DÂN ĐÓI, phải có bao cấp họ mới sống sót.

Nói khác đi, nếu không có bao cấp, thì hàng triệu, chục triệu, dân VN đã chết đói trong các năm có bao cấp gạo, nhu yếu phẩm, v.v… rồi.

Đây không nói vì sao dân nghèo tới như vậy, đó là vấn đề khác, đã được phân tích (là do cấm vàng, cấm đô la, các chính sách ngăn sông cấm chợ)

Như vậy, có lẽ không còn cách nào khác, bao cấp BAO CẤP sẽ trở lại theo “theo popular demand’.

Cách này thì giảm bớt việc in tiền, như số công chức trên, thay vì phải in tiền trả cho họ, thì trước hết ép giá mua lúa rẻ, rồi cho số công chức kia mua lại rẻ, thì họ sẽ vui ngay.

Sau này, chỉ cần trả lương tháng cao hơn 9kg gạo 1 chút.

Và thế là trở lại thời 1975-1987, trong sự hoan nghênh vui vẻ của mấy chục triệu người nay không có việc làm, không tiền mua gạo.

Tôi SỢ sẽ có ngày đó, ngày dân chúng VN hoàn toàn tê liệt mọi ý chí phấn đấu, chỉ muốn có việc làm CP, “vô biên chế, hàng tháng đem về 9 kg gạo, chút muối, nước mắm”, là vui vẻ cả nhà.

Có bạn nói “lương rẻ vậy, ai làm, dân chống đối”.

Nhưng các bạn đó chưa tính đến mật độ dân số, TỈ LỆ thành phần dân chúng thu nhập.

Vài triệu người tại các thành phố lớn có thể chê bai, bất mãn, NHƯNG MẤY CHỤC TRIỆU NGƯỜI đang mong có 9 kg gạo hàng tháng thì sao?

Hiện nay, dân nghèo rất đông.

Số mấy chục triệu người nghèo đói thuộc khúc ruột miền Trung sẽ tăng số lượng dân chúng cần trợ cấp của Nhà nước.

Theo tinh thần của Tổng Bí thư, đây cũng là thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước

Đây, rất tiếc, đang là thực tế.